Với những ai mới tìm hiểu về Logistics hay các hoạt động xuất nhập khẩu thì việc hiểu rõ các thuật ngữ thông dụng trong Logistics vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Vận chuyển Lào Việt đã tổng hợp 99+ thuật ngữ chuyên ngành thông dụng nhất hiện nay trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cùng khám phá ngay nhé!
Nội Dung
Những thuật ngữ thông dụng trong Logistics không thể bỏ qua
Dưới đây Vận chuyển Lào Việt sẽ phân nhóm những thuật ngữ logistics chuyên ngành thông dụng để mọi người dễ nắm hơn.
Incoterm 2020 là gì?
Incoterm 2020 là bộ quy tắc bao gồm những điều khoản thương mại quốc tế được công nhận trên toàn cầu quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng.
Phí ISPS là gì?
Phụ phí ISPS là phụ phí an ninh ở các cảng quốc tế. Các hãng tàu sẽ thu phí này để bù đắp cho chi phí thuê nhân viên, mua các trang thiết bị đảm bảo an ninh tại cảng.
Phí ISS là gì?
Phí ISS thường áp dụng trong vận chuyển đường biển và đường hàng không. Đây là khoản phụ phí bảo hiểm được bạn chi trả thêm để đảm bảo quyền lợi nếu hàng hóa bị hư hỏng do vận chuyển.
Phí vệ sinh container là gì?
Đây là khoản chi phí mà người mượn container phải chi trả để các hãng tàu tiến hành làm sạch kỹ càng container.
PI (Proforma Invoice) là gì?
PI hay còn được biết đến với tên gọi khác là hóa đơn chiếu lệ. Hiểu đơn giản thì đây chính là bản nháp của hóa đơn thương mại nên không có tính pháp lý.
Shipping Note là gì?
Shipping Note hay phiếu gửi hàng là chứng từ dùng để kê khai chi tiết thông tin của những hàng hóa được sắp xếp lên tàu. Shipping Note có rất nhiều dạng khác nhau và thường được shipper giao cho carrier để yêu cầu xếp hàng.
Delivery order là gì?
Delivery order (viết tắt là D/O) là chứng từ được hãng tàu giao cho shipper trước khi rút hàng khỏi kho bãi để trình cho cơ quan giám sát.
Bill of lading là gì?
Bill of lading (vận đơn đường biển) đây là loại chứng từ được người vận chuyển cấp cho người gửi hàng nhằm mục đích xác nhận việc đã nhận được hàng hóa để vận chuyển bằng đường biển.
C/O là gì?
C/O hay còn được biết đến là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Loại giấy tờ này được dùng để chứng minh hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, nếu hàng có có C/O thì sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế quan.
Shipper là gì?
Shipper trong lĩnh vực Logistics rất khác với thuật ngữ shipper trong lĩnh vực thương mại nên mọi người cần hiểu thật rõ để tránh nhầm lần. Nếu shipper trong thương mại điện tử là những người đảm nhận nhiệm vụ giao hàng thì trong lĩnh vục logistics, shipper lại là người gửi hàng.
Các thuật ngữ tiếng anh trong logistics khác
- Volume: Khối lượng hàng book
- Book ship : Đặt giao hàng
- Consignment : Ký gửi hàng hoá
- Port of discharge: Cảng đích
- Trucking : Loại hình vận tải bằng đường bộ
- Custom Broker: Đại lý hải quan
- Certificate Of Phytosanitary: Giấy chứng kiểm dịch thực vật
- Place of Delivery: Điểm cuối cùng giao hàng.
- S/O (shipping order): Lệnh vận chuyển
- AFS Fee: Phí khai báo
- Liner: Tàu chợ
- Closing time/Cut off time: Giờ cắt máng
- Demurrrag (Viết tắt là DEM): Phí lưu contaner tại bãi
- Bill of lading draft ( Viết tắt là BL Draft): Vận đơn nháp
- Bill of lading revised ( Viết tắt là BL Revised): Vận đơn đã chỉnh sửa
- Certificate Of Quality: Giấy chứng nhận chất lượng
- Place of receipt: Nơi nhận hàng
- ICD: Cảng cạn
- Consignee: Người nhận hàng
- Documentations fee: Chi phí để làm chứng từ
- Ship COD: Thanh toán khi nhận hàng
- Phytosanitary: Kiểm dịch thực vật.
- Pallet : Kệ kê hàng
- Shipping Lines: Hãng tàu
- As carrier: Người chuyên chở
- Notify party: Bên thực hiện nhận thông báo
- Remarks: Chú ý
- Door to door: Từ kho gửi hàng đến kho nhận
- Insurance Policty/Certificate: Chứng thư bảo hiểm
- Benefiary’s Certificate: Chứng nhận của người thụ hưởng.
- Change of Destination (Viết tắt là COD): Phụ phí thay đổi nơi đến.
- Local charges: Phí địa phương
- Bunker Adjustment Factor (Viết tắt là BAF): Phụ phí biến động giá nhiên liệu.
- Detention (Viết tắt là DET): Phí lưu container tại kho riêng.
- Certificate Of Weight and Quality: Giấy hứng nhận trọng lượng và chất lượng
- Agency Agreement: Loại ợp đồng đại lý
- Certificate Of Quantity: Giấy hứng nhận số lượng
- Lashing: Chằng, buộc
- Ship rail: Lan can tàu
- Peak Season Surcharge (Viết tắt là PSS): Phụ phí mùa cao điểm
- Currency Adjustment Factor (Viết tắt là CAF): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
- Amendment fee: Phí chỉnh sửa vận đơn BL
- Container Yard (Viết tắt là CY): Bãi container.
- Container Imbalance Charge (Viết tắt là CIC): Phí phụ trội hàng nhận
- Port Congestion Surcharge (Viết tắt là PCS): Phụ phí tắc nghẽn cảng
- Handling fee: Phí làm hàng
- Suez Canal Surcharge (Viết tắt là SCS): Phụ phí qua kênh đào Suez
- General Rate Increase (Viết tắt là GRI): Phụ phí cước vận chuyển
- Ocean Freight (Viết tắt là O/F): Cước biển
- Less than truck load (Viết tắt là LTL): Hàng lẻ không đầy xe tải.
- Refferred Container (Viết tắt là RF): Container bảo ôn đóng hàng lạnh.
- Full container load (Viết tắt là FCL): Hàng nguyên container.
- Full truck load (Viết tắt là FTL): Hàng giao nguyên xe tải.
- LCL (Less than container load) : Hàng lẻ.
- Flat Rack (Viết tắt là FR): Cont mặt bằng.
- Open-Top Container (Viết tắt là OT): Container mở nóc.
- General Purpose Container (Viết tắt là GP): Container bách hóa (thường)
- High Cube (Viết tắt là HC = HQ): Container cao (40’HC)
- Shipping Marks: Ký mã hiệu
- Emergency Bunker Surcharge (Viết tắt là EBS): Phụ phí xăng dầu
- Ex Works (Viết tắt là EXW): Điều kiện giao hàng tại xưởng
- Free Carrier (Viết tắt là FCA): Điều kiện giao hàng cho người chuyên chở.
- Carriage Paid To (Viết tắt là CPT): Điều kiện cước phí trả tới
- Carriage And Insurance Paid To (Viết tắt là CIP): Điều kiện cước phí và bảo hiểm trả tới.
- Cost, Insurance and Freight (Viết tắt là CIF): Điều kiện tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí.
- Cost And Freight (Viết tắt là CFR): Điều kiện tiền hàng và cước phí.
- Free On Board (Viết tắt là FOB): Điều kiện giao hàng trên tàu
- Free Alongside Ship (Viết tắt là FAS): Điều kiện giao hàng dọc mạn tàu.
- Delivered Duty Paid (Viết tắt là DDP): Điều kiện giao hàng đã thông quan nhập khẩu.
- Delivered At Place Unloaded (Viết tắt DPU): Điều kiện giao hàng tại địa điểm dỡ hàng
- Delivered at Place (Viết tắt DAP): Điều kiện giao hàng tại nơi đến
- Freight note: Ghi chú cước
- Elsewhere: Thanh toán tại nơi khác
- War Risk Surcharge (Viết tắt là WRS): Phụ phí chiến tranh
- Terminal handling charge (Viết tắt là THC): Phí làm hàng tại cảng.
- International Maritime Organization (Viết tắt là IMO): Tổ chức hàng hải quốc tế
- Security charge: Phí an ninh.
- Stowage: Xếp hàng
- Quantity of packages: kiện hàng
- Consolidator: Bên gom hàng
- Negotiable: Chuyển nhượng được
- Port of Loading/airport of loading: Cảng/sân bay xếp hàng
- Measurement: Đơn vị đo lường
- Bulk Cargo: Hàng rời
- Dimension: Kích thước
- Trimming: San, cào hàng
- Laytime: Thời gian dỡ hàng
- Tonnage: Dung tích của một tàu
- International Air Transport Association (Viết tắt là IATA): Hiệp hội Vận tải Hàng Không Quốc tế
- International Federation of Freight Forwarders Associations (Viết tắt là FIATA): Liên đoàn Các hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế
- International Maritime Dangerous Goods Code ( Viết tắt là IMDG Code): Mã hiệu hàng nguy hiểm
- Shipmaster: Thuyền trưởng
- Merchant: Thương nhân
- Voyage: Tàu chuyến
- Ship’s owner: Chủ tàu
- Bearer BL: Vận đơn vô danh
- Door-Door: Giao từ kho đến kho
- Ship flag: Cờ tàu
- Intermodal: Vận tải kết hợp
- Flight No: Số chuyến bay
- Weather in berth or not ( Viết tắt là WIBON): Thời tiết xấu
- Proof read copy: Người gửi hàng kiểm tra lại
- Free out ( Viết tắt là FO): Miễn dỡ
- Trailer: Xe mooc
- Customary Quick dispatch ( Viết tắt là CQD): Dỡ hàng nhanh (như tập quán tại cảng)
- Estimated to arrival ( Viết tắt là ETA): Thời gian dự kiến tàu đến
- Terminal: Bến
- Laycan: Thời gian tàu đến cảng
- Free in (Viết tắt là FI): Miễn xếp
- Roll: Nhỡ tàu
- Opmit: Tàu không cập cảng
- Free on truck (Viết tắt là FOT): Giao hàng lên xe tải
Trên đây, vận chuyển Lào Việt đã mang đến bạn tất cả những thuật ngữ thường dùng trong Logistics mà bạn không thể bỏ qua. Nếu có bất cứ thuật ngữ trong logistics nào đang thắc mắc thì hãy liên hệ HOTLINE 0936.377.386 để được giải đáp ngay.
- Gửi thực phẩm khô đi Thái Lan UY TÍN - 28/09/2024
- Gửi thuốc làm tóc đi Thái Lan GIÁ TỐT - 27/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ, tết của Lào – MỚI NHẤT 2024 - 26/09/2024