Phytosanitary là gì? Thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật thế nào?

phytosanitary-la-gi-va-nhung-dieu-phai-biet-vanchuyenlaoviet

Phytosanitary là thuật ngữ để chỉ quá trình kiểm dịch thức vật trước khi xuất khẩu hàng hóa đến quốc gia nào đó.  Nếu bạn muốn biết thêm về Phytosanitary là gì thì hãy khám phá ngay bài viết dưới đây của Vận chuyển Lào Việt ngay nhé!

Phytosanitary là gì?

Phytosanitary là thuật ngữ được dùng để chỉ quá trình kiểm dịch thực vật trước khi xuất nhập khẩu. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra những hàng hóa thực vật để xác nhận rằng hàng hóa không nằm trong danh sách cấm và không chứa những dịch bệnh gây hại cho cây trồng và môi trường của nước nhập khẩu.

phytosanitary-la-gi-chi-cục-kiem-dịch-nam-o-dau-vanchuyenlaoviet

Tại sao phải xin cấp Phytosanitary Certificate?

Việc xin cấp Phytosanitary Certificate nhằm mục đích:

  • Đối với hàng xuất khẩu: Đảm bảo hàng hóa đáp ứng đầy đủ những điều kiện kiểm dịch để có thể xuất khẩu sang nước ngoài.
  • Đối với hàng nhập khẩu: Đảm bảo hàng hóa nhập khẩu váo một quốc gia không mang theo mầm bệnh.

Mặt hàng nào bắt buộc phải có Phytosanitary Certificate?

Căn cứ theo Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT, danh mục những mặt hàng bắt buộc phải thực hiện kiểm dịch thực vật khi xuất nhập khẩu gồm:

  • Các loại nấm (Trừ nấm đông lạnh, nấm dạng muối, nấm men và nấm đóng hộp).
  • Thực vật.
  • Những sản phẩm của cây.
  • Cánh kiến, kén tằm, gốc rũ kén tằm.
  • Các loại côn trùng, nấm bệnh, nhện, virus, vi khuẩn, tuyến trùng, viroid, phytoplasma, các loại cỏ dại dùng trong công tác tập huấn, giám định, nghiên cứu khoa học và phòng trừ sinh học.
  • Phương tiện vận chuyển và bảo quản những vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

mat-hang-nao-bat-buoc-phai-co-phytosanitary-certificate-vanchuyenlaoviet

Phytosanitary Certificate có nội dung như thế nào?

  • Thông tin về đơn vị xuất khẩu: tên, số điện thoại, địa chỉ,…
  • Thông tin về đơn vị nhập khẩu: tên, số điện thoại, địa chỉ,..
  • Thông tin của hàng hóa
  • Thông tin biện pháp kiểm dịch như: xét nghiệm, kiểm tra mẫu, diệt khuẩn,….
  • Xác nhận hàng hóa đã được kiểm dịch và đảm bảo tuân thủ những quy định về kiểm dịch thực vật.
  • Thời điểm cấp Phytosanitary Certificate
  • Thời gian Phytosanitary Certificate có hiệu lực.

phytosanitary-certificate-co-noi-dung-nhu-the-nao-vanchuyenlaoviet

Thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Hồ sơ để đăng kí kiểm dịch thực vật

Hồ sơ để đăng kí kiểm dịch thục vật đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (Bản sao hoặc bản chính).
  • Giấy đăng kí kiểm dịch quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT.
  • Giấy chứng thực giấy phép kiểm dịch thực vật  nhập khẩu (Bản chính hoặc bản sao)

thu-tuc-dang-ky-kiem-dich-thuc-vat-nhap-khau-vanchuyenlaoviet

Quy trình cấp Phytosanitary Certificate hàng nhập khẩu

  • Bước 1: Chủ vật thể cần nộp hồ sơ đăng kí kiểm dịch ở cơ quan kiểm dịch thực vật. Chủ vật thể có thể nộp trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện.
  • Bước 2: Cơ quan kiểm dịch tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra theo đúng quy định.
  • Bước 3: Cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết vật thể.
  • Bước 4: Tiến hành cấp chứng nhận nếu vật thể đạt tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan kiểm dịch.

Bài viết trên Vận chuyển Lào Việt đã giải thích Phytosanitary là gì? và những thông tin không thể bỏ qua khi tìm hiểu về giấy kiểm dịch thực vật. Liên hệ ngay HOTLINE 0936.377.386 nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!

>>>>XEM THÊM: Notify Party là gì?

5/5 - (1 bình chọn)
Đặng Nguyên