CFR là viết tắt của cụm từ Cost and Freight, nghĩa là tiền hàng và cước phí. Đây là một trong những điều kiện Incoterms được sử dụng rất phổ biến nhất hiện nay. Nội dung của điều kiện quy định nghĩa vụ, rủi ro, chi phí mà các bên phải chịu khi giao thương mua bán hàng hóa quốc tế. Trong bài viết này, Vận chuyển Lào Việt sẽ giải đáp chi tiết CFR là gì? Nội dung của điều kiện CFR Incoterm 2020 như thế nào? Nghĩa vụ của người bán và người mua theo điều kiện này ra sao?. Cùng khám phá ngay nhé!
Nội Dung
Điều kiện CFR là gì?
CFR (Cost and Freight) là tiền hàng và cước phí. Đây là một trong những điều kiện nhóm C (CIF, CFR, CPT, CIP) của Incoterms 2020 do ICC phát hành. Nội dung của điều kiện quy định trách nhiệm, chi phí, rủi ro tương ứng liên quan đến quá trình chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo chuẩn Incoterms.
Theo đó, điều kiện CFR Incoterm 2020 quy định rằng người bán có trách nhiệm giao hàng lên tàu hoặc mua hàng hóa để giao như vậy. Mọi rủi ro về hàng hóa sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua ngay khi hàng được giao lên tàu ở cảng xếp hàng. Tuy nhiên, người bán vẫn phải ký hợp đồng vận tải và chi trả các chi phí liên quan để đưa hàng đến cảng dỡ hàng được chỉ định.
Cách thể hiện điều kiện CFR trên hợp đồng: CFR [cảng đến quy định] Incoterms 2020.
Hiện nay mọi người thường nhầm CFR với CPT bởi cả hai điều kiện đều quy định người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu, thuê tàu để vận chuyển hàng đến điểm đích. Tuy nhiên so với CPT thì điều kiện CFR sẽ có những điểm khác biệt sau:
- Điều kiện CFR chỉ áp dụng với phương thức vận tải đường biển – đường thủy nội địa. Còn CPT áp dụng cho mọi phương thức vận tải.
- Theo CFR thì người bán sẽ hoàn tất trách nhiệm khi hàng hóa đã được giao và nằm trên tàu. Trong khi CPT quy định người bán sẽ hết trách nhiệm khi hàng hóa đã giao cho người chuyên chở ở địa điểm thỏa thuận và không yêu cầu phải giao lên tàu.
Ví dụ về CFR Incoterm 2020
Công ty A ở Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu giày da sang công ty B tại Nhật Bản theo điều kiện CFR. Cảng đi là cảng Tiên Sa. Cảng đích là cảng Chiba. Về rủi ro thì công ty A hoàn tất trách nhiệm và chuyển sang công ty B ngay khi hàng được giao lên tàu ở cảng Tiên Sa. Về chi phí thì công ty A chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải và chi trả phí vận chuyển cũng như các chi phí khác liên quan cho đến khi hàng được giao đến cảng Chiba. Ngoài ra, công ty A có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại Việt Nam, còn công ty B làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại Nhật Bản.
Giá CFR là gì? Cách tính giá CFR như thế nào?
Giá CFR bằng tổng của giá FOB và cước phí vận chuyển. Trong đó, giá FOB sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhập và phí bảo hiểm.
Cách tính giá CFR
Giá CFR = Giá FOB + Cước phí vận chuyển
Trách nhiệm của người mua và người bán theo điều kiện CFR
Trách nhiệm của người bán
- Giao hàng và cung cấp các giấy tờ, chứng từ theo đúng hợp đồng.
- Ký kết hợp đồng vận chuyển và trả cước phí để chuyển hàng đến cảng đích.
- Chi trả chi phí bốc hàng.
- Chịu trách nhiệm về rủi ro trước khi hàng được xếp lên tàu ở cảng đi.
- Thông quan xuất khẩu
Trách nhiệm của người mua
- Thông quan nhập khẩu, nộp thuế và chi trả các chi phí liên quan.
- Nhận hàng đúng thời gian đã hẹn.
- Trả tiền hàng theo đúng hợp đồng
- Mọi rủi ro của hàng hóa sẽ chuyển sang người mua ngay khi hàng được giao lên tàu.
- Hỗ trơ người bán làm thủ tục xuất khẩu.
Hướng dẫn cách sử dụng CFR Incoterm 2020
Về phương thức vận tải
Điều kiện này chỉ áp dụng đối với phương thức vận tải đường biển và thủy nội địa.
Chuyển giao hàng hóa
Theo CFR Incoterm 2020 thì cảng đi và cảng đến là hai cảng đóng vai trò rất quan trọng. Tại cảng đi, mọi rủi ro sẽ được chuyển cho người mua khi hàng được giao lên tàu. Tuy nhiên, người bán vẫn phải ký hợp đồng vận tải và chịu các chi phí liên quan để hàng được đưa đến cảng đích quy định.
Điểm phân chia rủi ro và chi phí của điều kiện này nằm ở hai vị trí khác nhau. Tuy nhiên, trong hợp đồng thương mại chỉ nêu cảng đến và không nêu rõ cảng xếp hàng nên có thể xảy ro rủi ro và phát sinh tranh chấp. Do đó, các bên cần thống nhất cụ thể cảng đích và cảng xếp hàng trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên.
Chi phí dỡ hàng tại cảng đích
Nếu trong hợp đồng vận tải mà người bán ký có chi phí dỡ hàng tại cảng đích thì người bán phải có trách nhiệm chi trả khoản phí này, trừ trường hợp hai bên đã thỏa thuận về việc người mua sẽ phải hoàn trả lại phí dỡ hàng.
Nghĩa vụ thông quan xuất/nhập khẩu
Người bán phải thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu nếu cần. Tuy nhiên, người bán sẽ không có trách nhiệm thông quan nhập khẩu, quá cảnh ở nước thứ 3 cũng như không có trách nhiệm chi trả phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu và thuế.
Bài viết trên là tất cả những thông tin mà Vận chuyển Lào Việt muốn chia sẻ để giải đáp thắc mắc CFR là gì?. Nếu bạn đang có bất cứ điều gì còn thắc mắc thì đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE để được giải đáp nhé!
>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Vận chuyển nội thất qua Campuchia NHANH CHÓNG - 12/12/2024
- Vận chuyển sắt thép qua Lào GIÁ TỐT - 12/12/2024
- Hàng Thái Lan có tốt không? Mặt hàng Thái Lan bán chạy nhất - 12/12/2024