Điều kiện giao hàng FOB là gì? Giá FOB là gì? Cách tính giá FOB như thế nào? Nghĩa vụ của các bên trong điều kiện FOB ra sao? Đây là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người khi tìm hiểu về FOB trong bộ quy tắc Incoterm 2020. Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi trên thì hãy cùng Vận chuyển Lào Việt khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Điều kiện giao hàng FOB là gì?
Điều kiện giao hàng FOB là gì? FOB (viết tắt của cụm từ tiếng anh Free On Board) là một trong những điều kiện của bộ quy tắc Incoterm 2020. Hiểu một cách đơn giản, điều kiện FOB có nghĩa là người bán hàng sẽ không còn trách nhiệm khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng xếp hàng quy định. Và lúc này, trách nhiệm sẽ được chuyển giao cho người mua hàng. Tức người mua sẽ chịu toàn bộ rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hoá, chi phí vận tải,… Khi tìm hiểu về FOB để vận chuyển hàng hoá thì nên lưu ý rằng phương thức này chỉ có thể áp dụng đối với vận tải đường biển.
Dưới đây Vận chuyển Lào Việt sẽ đưa ra một ví dụ điển hình để bạn dễ hình dung hơn.
Ví dụ: Công ty của bạn đang có một lô hàng từ Malaysia muốn vận chuyển theo đường biển về Việt Nam qua cảng Cát Lái. Vậy nơi chuyển giao rủi ro từ người bán (ở Malaysia) sang công ty bạn là ở cảng được chỉ định ở Malaysia khi hàng hoá đã qua lan can tàu. Vậy doanh nghiệp của bạn sẽ phải chịu chi phí vận chuyển hàng từ Cảng Malaysia đến Việt Nam và chi phí bảo hiểm hàng hoá.
Giá FOB là gì? Cách tính giá FOB đơn giản nhất
Giá FOB là gì? Có thể hiểu đây chính là giá ở cửa khẩu tại nước của người bán. Giá FOB này sẽ bao gồm tất cả các chi phí vận chuyển hàng từ kho người bán ra cảng, chi phí làm thủ tục để xuất khẩu, chi chí xuất khẩu.
Cụ thể cách tính FOB như sau:
Giá FOB = Giá của hàng hoá + Thuế xuất khẩu + Chi phí vận chuyển từ kho đến cảng + Chi phí bốc hàng + Chi phí khác
Ví dụ: Bạn vận chuyển 10.000kg lúa từ Việt Nam đến Hàn Quốc theo điều kiện FOB. Giá của lúa là 30.000 đồng/ kg. Chi phí để thuê nhân công bốc hàng là 12.000 đồng/kg. Chi phí để đóng hàng là 7.000 đồng/kg. Giá cước vận chuyển hàng từ kho người bán đến cảng xếp hàng tại Đà Nẵng là 19.000 đồng/kg. Thuế để xuất khẩu hàng theo quy định là 5% giá trị hàng.
Theo công thức trên thì ta tính được:
- Giá FOB của 1kg lúa = 30.000 + 12.000 + 7.000 + 19.000 + (30.000 x 5%) = 69.500 đồng
- Giá FOB của 10.000kg lúa = 69.500 x 10.000 = 695.000.000 đồng.
Lưu ý rằng chi phí này sẽ không bao gồm chi phí để mua bảo hiểm hàng hoá đường biển và chi phí để vận chuyển hàng bằng đường biển.
Nghĩa vụ của các bên trong điều kiện giao hàng FOB
Ngoài câu hỏi điều kiện giao hàng FOB là gì? Giá fob là gì? thì nghĩa vụ của các bên trong FOB như thế nào? cũng là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Dưới đây là nghĩa vụ của bên bán và bên mua hàng theo điều kiện giao hàng FOB.
Nghĩa vụ của người bán
- Thanh toán: Người bán sẽ phải dung cấp commercial invoice, bill of lading hoặc những chứng từ có giá trị tương đương để có thể làm bằng chứng giao hàng.
- Bào hiểm và hợp đồng vận chuyển: Phạm vi của hợp đồng vận chuyển là từ kho người bán đến cảng xếp hàng được chỉ định. Người bán chỉ chị chi phí và rủi ro khi hàng đã được xếp lên tàu. Người bán có thể không mua bảo hiểm hàng hoá.
- Chuyển giao rủi ro: Hàng hoá khi đã qua lan can tàu thì rủi ro sẽ được chuyển giao cho người mua. Tức người bán đã hoàn thành trách nhiệm với hàng hoá.
- Thủ tục: Nghĩa vụ của người bán là làm thủ tục xuất khẩu và cung cấp đầy đủ các giấy tờ để đáp ứng điều kiện xuất khẩu hàng.
- Bằng chứng giao hàng: Người bán có trách nhiệm cung cấp cho người mua đầy đủ bằng chứng đã giao hàng lên tàu.
- Giao hàng/ Nhận hàng: Người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng hoá đến cảng xếp hàng chỉ định cũng như chịu các chi phí để đưa hàng lên tàu tại cảng xếp hàng.
- Cước phí: Trước khi hàng hoá được đưa qua lan can tàu tại cảng đích thì người bán phải chịu mọi chi phí như thuế, phí làm thủ tục,…
- Kiểm tra – Đóng gói: Người bán sẽ phải chịu mọi chi phí về kiểm tra, đo lường, kiểm đếm, quản lý chất lượng, đóng gói hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá cần phải đóng gói đặc biệt thì cần thông báo đến người mua.
- Nghĩa vụ khác: Người bán có trách nhiệm hỗ trợ cung cấp các thông tin, giấy tờ cần thiết để hàng hoá được vận chuyển đến điểm đích thuận lợi nhất.
Nghĩa vụ của người mua
- Thanh toán: Người mua sẽ phải thanh toán toàn bộ tiền hàng theo như hợp đồng của người mua và người bán đẽ ký kết.
- Bào hiểm và hợp đồng vận chuyển: Người mua sẽ phải chịu chi phí từ cảng xếp hàng đến nơi nhận hàng mong muốn ( cảng dỡ hàng hoặc kho của người mua). Người mua có thể không mua bảo hiểm hàng hoá. Tuy nhiên việc vận chuyển hàng bằng đường biển có rất nhiều rủi ro như sóng thần, cướp biển,…. Do đó Vận chuyển Lào Việt với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển khuyên rằng người mua nên mua bảo hiểm hàng hoá.
- Chuyển giao rủi ro: Người mua sẽ chịu mọi rủi ro, chi phí hàng hoá khi hàng đã được đưa qua lan can tàu.
- Thủ tục: Nghĩa vụ của người mua là chuẩn bị đầy đủ các giấy phép xuất khẩu do người mua cung cấp, làm thủ tục hải quan để hàng hoá cá thể thông quan và nhập khẩu vào quốc gia của họ.
- Bằng chứng giao hàng: Người mua cũng phải cung cấp cho người bán đầy đủ bằng chứng vận chuyển hàng hoá như Sea way bill, bill of lading,…
- Giao hàng/ Nhận hàng: Hàng hoá sẽ được người mua nhận sau khi hàng được bốc lên cảng đích.
- Cước phí: Sau khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng xuất thì người bán có trách nhiệm chịu toàn bộ các chi phí cho đến khi hàng đến cảng hoặc kho người bán.
- Kiểm tra – Đóng gói: Người mua có trách nhiệm chịu các chi phí phát sinh nếu hàng hoá được hải quan yêu cầu kiểm tra.
- Nghĩa vụ khác: Người mua sẽ phải chịu các chi phí phát sinh để có thể nhận được các chứng từ cần thiết.
Những thuật ngữ liên quan đến điều kiện giao hàng FOB
- FOB điểm đến (FOB Destination): Trách nhiệm hàng hoá sẽ được chuyển giao cho người mua nếu hàng hoá đã được giao đến điểm chỉ định theo hợp đồng.
- FOB điểm giao hàng (FOB Shipping Point): Lan can tàu chính là điểm giao hàng quy định. Trách nhiệm và quyền sở hữu hàng hoá sẽ được chuyển sang người mua sau khi hàng hoá đã xếp lên tàu tại cảng xếp hàng.
- FOB san xếp hàng (FOB stowed or FOB trimmed): Người bán hàng có trách nhiệm san xếp hàng ở khoan hầm tàu. Sau khi việc san hàng được thực hiện xong thì rủi ro và tổn thất hàng hoá sẽ được chuyển sang người mua.
- FOB tàu chợ ( FOB liner terms): Người bán hàng sẽ không có trách nhiệm chịu các chi phí dỡ hàng bởi những chi phí như chi phí dỡ hàng, chi phí bốc hàng đã được tính trong cước tàu chợ.
Trên đây, Vận chuyển Lào Việt đã mang đến bạn tất cả những thông tin để giải đáp câu hỏi điều kiện giao hàng FOB là gì? Giá fob là gì? nghĩa vụ giữa người mua và người bán như thế nào?. Nếu bạn thấy bài viết hũu ích thì hãy theo dõi website vanchuyenlaoviet.com để khám phá thêm nhiều bài viết khác nữa nhé!
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Điều kiện CPT là gì? Chi tiết nội dung của điều kiện CPT
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu bia mới nhất 2023 - 08/12/2023
- Tiêu chuẩn xuất khẩu xoài tươi mới nhất 2023 - 08/12/2023
- Thủ tục xuất khẩu cà phê và 3 lưu ý không thể bỏ qua - 08/12/2023