CIP được viết tắt bởi cụm từ tiếng anh Carriage And Insurance Paid To, đây là một trong những điều kiện Incoterms nhóm C (CIP, CPT, CIF, CFR) được sử dụng phổ biến hiện nay. Nội dung của CIP sẽ quy định cụ thể nghĩa vụ mà các bên phải chịu khi mua bán hàng hóa quốc tế. Trong bài viết này, hãy cùng Vận chuyển Lào Việt tìm hiểu kỹ hơn về điều kiện CIP là gì nhé!
Nội Dung
Điều kiện CIP là gì?
CIP hay Carriage and Insurance Paid To là Cước phí và Bảo hiểm trả tới. Điều kiện CIP được quy định trong bộ quy tắc Incoterms 2020, phát hành bởi ICC (Phòng thương mại quốc tế). Đây là một trong 2 điều kiện Incoterms (CPT, CIP) quy định người bán mua bảo hiểm hàng hóa thay vì người mua. Hiện tại, có thể áp dụng CIP với mọi phương thức vận tải như vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không,….
Cách thể hiện CIP trong hợp đồng ngoại thương
CIP [Điểm đến theo quy định] [Phiên bản Incoterm]
Ví dụ: CIP 29 1B, Dien Ban District, Quang Nam, Vietnam Incoterms 2020
Hướng dẫn sử dụng điều kiện CIP Incoterm 2020
- Về phương thức vận tải: Áp dụng được mọi phương thức vận tải.
- Bảo hiểm hàng hóa: Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ người mua khỏi rủi ro hư hỏng và mất mát hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu mua bào hiểm nổi địa thì người bán có thể cân nhắc sử dụng điều kiện CPT để người mua có thể tự mua bảo hiểm.
- Chi phí dỡ hàng: Người bán chỉ chịu trách nhiệm chi trả phí phí dỡ hàng nếu trong hợp đồng có quy định.
- Chuyển giao hàng hóa và rủi ro: Theo điều kiện CIP thì người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm về hàng hóa ngay khi hàng hóa được giao cho vận chuyển tại cảng đi. Tuy nhiên, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm ký hợp đồng vận tải, mua bảo hiểm hàng hóa và chi trả cước phí để vận chuyển hàng đến đến địa điểm được chỉ định ở cảng đích. Vì điểm chuyển giao về rủi ro và chi phí là khác nhau nên các bên cần quy định cụ thể điều này trong hợp đồng thương mại giữa các bên để tránh hiểu lầm.
- Nghĩa vụ thông quan xuất nhập khẩu: Người bán chỉ có trách nhiệm thông quan xuất khẩu. Và không có trách nhiệm thông quan nkhẩu, thông quan qua nước thứ 3 cũng như chi trả thuế, chi phí nhập khẩu.
Ví dụ về CIP Incoterm 2020
Công ty A tại Việt Nam xuất khẩu một lô hàng áo sơ mi sang công ty B tại Mỹ theo điều kiện CIP. Cảng đi là cảng Hải Phòng. Cảng đích là cảng Los Angeles. Vậy người bán phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng áo sơ mi, chi trả phí vận chuyển và các chi phí liên quan cho đến khi hàng được giao đến cảng Los Angeles. Tuy nhiên, rủi ro đã chuyển giao khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển tại cảng Hải Phòng. Do đó, nếu trong quá trình vận chuyển, hàng hóa bị hư hỏng, mất mát thì người mua sẽ là người chịu trách nhiệm.
Cách tính giá CIP
Dưới đây, Vận chuyển Lào Việt sẽ mang đến bạn công thức tính CIP nhé!
- Cách 1: Giá CIP = Giá CIF + Cước vận chuyển + Phí bảo hiểm
- Cách 2: Giá CIP = Giá CPT + Phí bảo hiểm
Trách nhiệm và chi phí mà các bên phải chịu theo CIP
Sau khi đã tìm hiểu điều kiện cip là gì thì hãy cùng Vận chuyển Lào Việt khám phá trách nhiệm của các bên theo điều kiện CIP ngay dưới đây nhé!
Người bán | Người mua | |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí | Người bán chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc vận chuyển từ khi giao hàng cho bên vận tải đầu tiên đến địa điểm chỉ định thuộc nước người mua. | Người mua chịu toàn bộ chi phí từ địa điểm chỉ định về kho mình. |
Bài viết trên đây, chúng tôi đã mang đến bạn tất cả những thông tin để giải đáp thắc mắc điều kiện CIP là gì? Liên hệ ngay HOTLINE 0936.377.386 nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp.
>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- FAS là gì?
- CIF là gì?
- DAP là gì?
- DPU là gì?
- FCA là gì?
- DDP là gì?
- EXW là gì?
- CPT là gì?
- FOB là gì?
- CFR là gì?
- Gửi thực phẩm khô đi Thái Lan UY TÍN - 28/09/2024
- Gửi thuốc làm tóc đi Thái Lan GIÁ TỐT - 27/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ, tết của Lào – MỚI NHẤT 2024 - 26/09/2024