C/O Form D là giấy chứng nhận xuất áp dụng cho hàng hàng hóa được xuất khẩu sang các nước ASEAN nói chung và Campuchia nói riêng. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về loại CO này thì hãy cùng Vận chuyển Lào Việt khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung
C/O Form D là gì?
C/O Form D là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Loại CO này áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên của Asean (Campuchia, Lào, Myanmar, Indonesia, Brunei, Singapore, Philippines, Malaysia, Thái Lan) theo Hiệp định ATIGA.
Việc sử dụng CO Form D trong xuất nhập khẩu giúp hàng hóa được chứng minh nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về thuế và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nội dung của C/O form D
Mục 1: Thông tin doanh nghiệp xuất khẩu: Tên, số điện thoại, địa chỉ.
Mục 2: Thông tin doanh nghiệp nhập khẩu: Tên, số điện thoại, địa chỉ.
Mục 3: Thông tin về phương thức vận chuyển, ngày tàu đi, tên cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng.
Mục 4: Mục này dành cho đơn vị cấp CO nên mọi người không cần quan tâm.
Mục 5: Danh sách hàng hóa cần xin C/O form D
Mục 6: Số và ký hiệu của kiện hàng
Mục 7: Mô tả hàng hóa
Mục 8: Tiêu chí xuất xứ của hàng. Tùy từng loại hàng mà tiêu chí xuất xứ sẽ khác nhau. Những tiêu chí phổ biến hiện nay như:
- Wholly Owned (WO): Xuất xứ thuần túy ( Từ nguyên liệu cho đến quá trình sản xuất đều ở Việt Nam hoặc các nước ASEAN).
- Produced Entirely (PE): Toàn bộ nguyên liệu là của Việt Nam hoặc các nước ASEAN nhưng quá trình sản xuất được thực hiện tại nước khác.
- Local Value Content (LVC): Hàm lượng giá trị nội địa của hàng.
Mục 9: Tổng trọng lượng của hàng hóa tính cả bì, giá trị FOB của lô hàng.
Mục 10: Số và ngày invoice
Mục 11: Chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp xuất khẩu
Mục 12: Chữ ký và đóng dấu của cơ quan cấp C/O
Mục 13: Loại C/O
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp C/O form D
- Vận đơn đường biển – Bản sao.
- Phiếu đóng gói – Bản gốc.
- Tờ khai hải quan thông quan – Bản sao.
- Hóa đơn thương mại – Bản gốc.
- Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu – Bản sao và bản gốc.
- Giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào – Bản sao.
- Bảng định mức nguyên vật liệu – Bản sao.
- Đơn đề nghị cấp C/O.
- Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu trong nước – Bản sao.
- Và một số giấy tờ khác tùy từng lô hàng.
Điều kiện cấp C/O Form D
Theo quy định của Hiệp định CEPT thì hàng hóa cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Hàng hóa phải vận chuyển từ một nước thành viên ASEAN này đến nước thành viên ASEAN khác.
- Thành phần của hàng hóa có chứa ít nhất 40% được sản xuất từ các nước thành viên ASEAN.
Nếu hàng hóa phải vận chuyển qua nhiều quốc gia trung gian thì hàng hóa không được tiêu thụ hoặc mua bán tại các quốc gia đó. Bên cạnh việc xếp dỡ hàng hóa thì tuyệt đối không được có tác động nào đến hàng hóa ở quốc gia quá cảnh.
Chỉ cần hàng hóa vi phạm một trong số những điều kiện trên thì sẽ không được cấp CO.
Bị từ chối cấp C/O trong những trường hợp nào?
Hiện nay có rất nhiều trường hợp bị từ chối cấp C/O Form D, trong đó phổ biến nhất là:
- Hồ sơ xin cấp không đầy đủ, nội dung của các giấy tờ không đồng nhất với nhau.
- C/O Form D bị tẩy xóa, viết nhiều màu mực, bị mờ.
- Hàng hóa vi phạm một trong những điều kiện được kể ở trên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về C/O Form D, hi vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chia sẻ các kiến thức về lĩnh vực Logistics tại website Vận chuyển Lào Việt. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOLTINE 0936 377 386 để được tư vấn và hỗ trợ.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: C/O Form B là gì?
- Gửi thực phẩm khô đi Thái Lan UY TÍN - 28/09/2024
- Gửi thuốc làm tóc đi Thái Lan GIÁ TỐT - 27/09/2024
- Danh sách các ngày nghỉ lễ, tết của Lào – MỚI NHẤT 2024 - 26/09/2024