Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy cụm từ “Trade Balance” hay “cán cân thương mại” ở đâu đó. Tuy nhiên, liệu bạn bạn đã hiểu rõ hết ý nghĩa của các cụm từ đó? Trong bài viết này, hãy cùng Vận chuyển Lào Việt tìm hiểu kỹ hơn về Trade Balance là gì ngay nhé!
Nội Dung
Trade balance là gì?
Trade balance hay cán cân thương mại là chỉ số dùng để thể hiện sự chênh lệch giữa số lượng hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu ở một quốc gia vào từng thời điểm nhất định.
Ví dụ: Cán cân thương mại của Việt Nam vào quý III năm 2021 có số nhập siêu 2.55 tỷ USD. Nhung đến quý IV cùng năm này thì cán cân thương mại đạt xuất siêu với 4.8 tỷ USD.
>>>>XEM THÊM: Thuật ngữ thông dụng trong Logistics
Cách tính cán cân thương mại
Theo giáo trình Kinh tế Vĩ Mô thì Cán cân thương mại thể hiện bằng Net Exports – NX (Giá trị xuất ròng) và được tính bằng công thức sau:
Net Exports Formula = Exports of Goods + Exports of Services – Imports of Goods – Imports of services
Trong đó:
- Export (X) là giá trị xuất.
- Import (IM) là giá trị nhập.
Công thức tính giá trị xuất khẩu (X)
Giá trị xuất khẩu được tính theo công thức X = F(Y).
Trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi thu nhập bình quân và sản lượng hàng hóa trong nước thì có thể áp dụng công thức này để tính giá trị xuất khẩu. Lúc này, giá trị xuất khẩu sẽ phản ánh được lượng tiền mà người tiêu dùng nước ngoài sử dụng để mua sắm những sản phẩm trong nước.
Hàm xuất khẩu sẽ có dạng: X = Xo
Công thức tính giá trị nhập khẩu (IM)
Giá trị nhập khẩu được tính theo công thức IM = F(Y).
Giá trị nhập khẩu sẽ phản ánh lượng tiền mà người tiêu dùng trong nước sử dụng để mua hàng hóa nước ngoài. Giá trị nhập khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào thu nhập và sản lượng nước nhập khẩu.
Hàm nhập khẩu sẽ có dạng: IM = MPM x Y
Trong đó:
- MPM hay xu hướng nhập khẩu biên cho biết khi thu nhập tăng một đơn vị thì công dân sẽ myoon chi thêm bao nhiêu cho hàng nhập khẩu.
- Y là sản lượng tiêu thụ
Đồ thị cán cân thương mại
Trade Balance hay cán cân thương mại ở một quốc gia có thể rơi vào 3 tình huống: thâm hụt, thặng dư, cân bằng.
Qua đồ thị cán cân thương mại trên ta biết được:
- Cán cân thương mại thặng dư (X>IM) nếu nền kinh tế tạo ra sản lương ở điểm Y1.
- Cán thương mại cân bằng (X=IM) nếu nền kinh tế tạo ra sản lượng tại điểm Y0.
- Cán cân thương mại thâm hụt (X<IM) nếu nền kinh tế tạo ra sản lượng ở điểm Y2.
Như vậy, nếu mức nhập khẩu và xuất khẩu không đổi và sản lượng của một quốc gia tăng lên thì cán cân thương mại sẽ có xu hướng bị thâm hụt cao. Do đó, trong quá trình phát triển kinh tế cần dịch chuyển đường xuất khẩu lên trên mới làm giảm thâm hụt thương mại khi sản lượng gia tăng.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc Trade Balance là gì? của bạn. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì hãy theo dõi website của Vận chuyển Lào Việt để xem thêm nhiều bài viết khác nhé!
- Hàng Thái Lan có tốt không? Mặt hàng Thái Lan bán chạy nhất - 12/12/2024
- Vận chuyển hàng từ Hà Nội đi Bangkok Thái Lan - 10/12/2024
- Gửi gạch lát, gạch men đi Campuchia NHANH CHÓNG - 10/12/2024