Chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất

chi-tiet-ve-thu-tuc-nhap-khau-may-in-moi-nhat-vanchuyenlaoviet

Bạn là chủ doanh nghiệp? Bạn đang muốn nhập khẩu máy in về kinh doanh nhưng chưa nắm được quy trình, thủ tục nhập khẩu máy in? Bạn không biết khi nhập khẩu mặt hàng này sẽ phải đóng mức thuế bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Vận chuyển Lào Việt sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy in

Nếu doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục nhập khẩu theo quy định. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy in được diễn ra như sau:

Bước 1: Truyền tờ khai hải quan

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến loại máy in mà doanh nghiệp muốn nhập khẩu. Thì có thể khai báo hải quan trên phần mềm.

quy-trinh-lam-thu-tuc-nhap-khau-may-in-vanchuyenlaoviet

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi truyền tờ khai, hệ thống sẽ trả kết quả phân luồng tờ khai. Nếu hàng hoá thuộc luồng xanh thì chỉ cần đóng thuế và thông quan. Nếu luồng vàng thì hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ. Còn nếu là luồng đỏ thì hải quan sẽ kiểm tra cả hồ sơ lẫn hàng hoá.

Bước 3: Thông quan tờ khai

Hồ sơ sau khi được kiểm tra không xảy ra bất kỳ vấn đề nào, hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế và thông quan hàng hoá.

Bước 4: Vận chuyển hàng hoá về kho

Sau khi được thông quan hàng hoá, tiến hành thanh lý tờ khai và làm thủ tục để vận chuyển máy in về kho.

Nhập khẩu máy in có cần phải xin giấy phép nhập khẩu?

Theo quy định tại Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT ngày 28 tháng 12 năm 2018 và phục lục I của Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT, máy in được nhập khẩu vào Việt Nam cần phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông Tin và Truyền thông.

Những loại máy in dưới đây khi nhập khẩu vào Việt Nam phải xin giấy phép nhập khẩu:

  • Các loại máy chuyên dùng để ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in trong hoạt động in
  • Máy in sử dụng công nghệ offset, flexo, ống đồng và máy in lưới…
  • Máy in sử công nghệ kỹ thuật số: máy in laser, máy in phun…
  • Các loại máy dao cắt giấy, máy gấp sách, máy đóng sách…
  • Máy photocopy màu chỉ có tính năng photocopy hoặc kết hợp với các tính năng khác.

>>>>XEM THÊM: Hồ sơ nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?

Mức thuế khi nhập khẩu máy in vào Việt Nam?

Khi nhập khẩu máy in vào Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng các hai loại thuế, bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu máy in từ những thị trường có ký hiệp định thương mại thì doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi là 0%.
  • Thuế VAT: 10%.

muc-thue-khi-nhap-khau-may-in-vao-viet-nam-vanchuyenlaoviet

Yêu cầu về nhãn mác máy in khi nhập khẩu vào Việt Nam?

Máy in khi nhập khẩu phải đảm bảo có đầy đủ nhãn mác theo quy định. Trên nhãn mác bắt buộc phải hiển thị các nội dung sau:

  • Tên máy tin và các thông tin, thông số kỹ thuật của máy in.
  • Xuất xứ của máy in
  • Địa chỉ, tên công ty của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.

Những thông tin này phải sử dụng tiếng anh hoặc tiếng khác nhưng phải có dịch thuật. Nếu khi khai báo và làm thủ tục nhập khẩu máy in mà gặp phải luồng đỏ, hải quan sẽ rất chú ý đến nội dung của nhãn mác này.

Khi làm thủ tục nhập khẩu máy in cần chuẩn bị những loại hồ sơ nào?

Để quá trình nhập khẩu máy in trở nên thuận lợi hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hơn. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

  • Tờ khai hàng hoá nhập khẩu
  • Hoá đơn thương mại (bản sao)
  • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải liên quan.
  • Giấy phép nhập khẩu đối với máy in.
  • Giấy chứng nhập xuất xứ hàng hoá (C/O).
  • Tờ khai trị giá máy in.
  • Catalog về loại máy in mà bạn đang muốn nhập khẩu.

Bài viết là những thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu máy in vào Việt Nam mà Vận chuyển Lào Việt muốn gửi đến quý bạn đọc. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu máy in. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0936 377 386 để được giải đáp.

>>>>XEM THÊM: Thủ tục nhập khẩu pin lithium

5/5 - (1 bình chọn)
Đặng Nguyên