Danh sách những cửa khẩu Việt Nam – Campuchia – Mới nhất 2024

danh-sach-cac-cua-khau-viet-nam-campuchia-moi-nhat-2024

Campuchia là quốc gia có mối quan hệ hợp tác thương mại rất lâu đời với Việt Nam. Các hoạt động giao thương mua bán, vận chuyển hàng hóa đi Campuchia qua các cặp cửa khẩu Việt Nam – Campuchia diễn ra rất tấp nập. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều người chưa biết Việt Nam và Campuchia có các cặp cửa khẩu nào? Vậy hãy cùng Vận chuyển Lào Việt khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!

Danh sách các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia

Căn cứ theo điều 26 thông tư 37/2023/TT-BGTVT thì dưới đây là danh sách những cửa khẩu của Việt Nam và Campuchia được thực hiện vận tải.

danh-sach-cac-cua-khau-viet-nam-campuchia-vanchuyenlaoviet

STT Cửa khẩu Việt Nam Cửa khẩu Campuchia
1 Cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) Cửa khẩu Oyadav (Andong Pich-Ratanakiri)
2 Mộc Bài (Tây Ninh) Bavet (Svay Rieng)
3 Hoa Lư (Bình Phước) Trapeang Sre (Snoul-Kratie)
4 Xa Mát (Tây Ninh) Trapeing Phlong (Kampong Cham)
5 Dinh Bà (Đồng Tháp) Bontia Chak Cray (Prey Veng)
6  Bu Prăng (Đắk Nông) Dak Dam (Mundulkiri)
7 Tịnh Biên (An Giang) Phnom Den (Takeo)
8 Bình Hiệp (Long An) Prey Vor (Svay Rieng)
9 Hà Tiên (Kiên Giang) Prek Chak (Lork-Kam Pot)

Các loại cửa khẩu và nguyên tắc xuất nhập qua cửa khẩu 

Hiện nay sẽ có những 3 loại cửa khẩu gồm: cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, cửa khẩu quốc tế. Nguyên tắc xuất nhập qua cửa khẩu theo nghị định 112/2014/NĐ – CP sẽ gồm những nội dung sau:

nguyen-tac-xuat-nhap-qua-cua-khau-vanchuyenlaoviet

  • Người, hàng hóa và phương tiện xuất nhập qua cửa khẩu bắt buộc phải có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục xuất nhập khẩu, những quy định khác theo luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế; chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu. (Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hàng hóa đi Campuchia)
  • Đối với người, hàng hóa, phương tiện không thuộc cư dân của biên giới 2 quốc gia xuất nhập phải thực hiện chính sách thương mại biên giới theo đúng quy định của Chính Phủ.
  • Hoạt động xuất nhập qua biên giới với phương tiện, hàng hóa, người của Việt Nam và nước láng giềng phải được thực hiện quan những cửa khẩu, lỗi mở theo điều 4 của nghị định này.

Những ai được vào ra khu vực cửa khẩu?

Những đối tượng được vào ra khu vực cửa khẩu sẽ bao gồm:

nhung-ai-duoc-vao-ra-khu-vuc-cua-khau-vanchuyenlaoviet

  • Hành khách xuất nhập cảnh.
  • Nhân viên các cơ quan, tổ chức hoạt động dịch vụ, thương mại ở khu vực cửa khẩu.
  • Người điều khiển phương tiện chở hàng hóa và người xuất nhập cảnh.
  • Cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
  • Chủ hàng hoặc người kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Người đến làm việc với cơ quan quản lý chuyên ngành.
  • Nếu khu vực y tế nằm trong khu vựa cửa khẩu thì người ra vào của cửa khẩu cũng có thể là người đến khám, chữa bệnh.

Ngoài những đối tượng trên thì những ai ra vào cửa khẩu với mục đích thăm quan thì phải chịu sự giám sát và kiểm tra của Đồn Biên Phòng cửa khẩu.

Trên đây là tất cả các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia mà chúng  muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng với những thông tin gtreen đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các cặp cửa khẩu của hai quốc gia. Nếu có bất ký thắc mắc nào thì hãy liên hệ HOTLINE 0936.377.386 ngay nhé!

>>>>XEM THÊM: Có bao nhiêu cửa khẩu Việt Nam – Lào?

5/5 - (1 bình chọn)
Đặng Nguyên