Bạn muốn xuất khẩu chuối ra nước ngoài? Bạn muốn tìm hiểu chuối muốn xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Bài viết dưới đây của Vận chuyển Lào Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin tiêu chuẩn xuất khẩu của chuối và các lưu ý khi vận chuyển chuối xuất khẩu.
Nội Dung
Tiêu chuẩn xuất khẩu của chuối sang nước ngoài
Trong những năm gần đây, việc xuất khẩu chuối đang tăng khá mạnh. Với thị trường xuất khẩu có thể kể đến như Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, EU, Nga… Tuy nhiên để được xuất khẩu chuối sang các thị trường này, các doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu.
Một số tiêu chuẩn xuất khẩu của chuối mà các doanh nghiệp cần nắm như:
- Chuối khi thu hoạch phải đạt độ già từ khoảng 75 – 80% có màu xanh sáng hoặc xanh lục. Các quả chuối thon Budài đều nhau, không bị gãy hay bị nứt.
- Chuối phải đảm bảo không có chất bảo quản, không bị rám nắng, dính nhựa, thâm đen.
- Chuối phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bao gồm kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu và khi nhập khẩu.
- Lượng nhựa trong chuối có thể kéo thành tơ nhựa trong suốt.
- Bề mặt chuối được phép có những vết sẹo nhỏ, không cảnh hưởng đến chất lượng bên trong.
- Chuối khi thu hoạch phải được cắt gọn cuống. Các trái chuối phải úp vào và tạo thành hình trụ. Cuống chuối không bị thâm đen khi cắt và không sử dụng hóa chất để bảo quản.
Kinh nghiệm bảo quản chuối xuất khẩu đạt chuẩn
Nếu bảo quản chuối ở nhiệt độ thường thì thời gian bảo quản rất ngắn. Chuối rất dễ bị dập nát và chín nhanh. Để xuất khẩu loại trái cây này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải được bảo quản một cách phù hợp để sản phẩm được đến tay của người tiêu dùng.
Nhiệt độ bảo quản chuối
Chuối chỉ có thời hạn từ 7-10 ngày khi ở nhiệt độ thường. Vì vậy, muốn xuất khẩu chuối thì sau khi thu hoạch và xử lý, bạn cần bảo quản chuối ở phòng lạnh. Nhiệt độ phải được duy trì ở nhiệt độ từ 12 độ C đến 14 độ C. Tuỳ theo yêu cầu của bên nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu đơn vị cho thuê kho lạnh điều chỉnh.
Đối với chuối xanh, không nên để ở nhiệt độ dưới 12 độ C. Nếu muốn chuối chín nhanh hơn, bạn có thể tăng nhiệt độ bảo quản nhưng vẫn phải duy trì ở mức 15 độ C – 20 độ C.
Thời hạn bảo quản chuối
Tiến hành thu hoạch khi chuối vẫn còn xanh và độ già ở mức 85%-90%. Việc thu hoạch chuối ở độ già này sẽ đảm bảo được chuối sẽ chín khi đến địa chỉ nhập khẩu. Thay vì thời hạn sử dụng chỉ có 7-10 ngày thì phương pháp này sẽ giúp kéo thời hạn sử dụng lên tới 40 ngày.
Đóng gói và bảo quản chuối
Để đáp ứng được các tiêu chuẩn chuối xuất khẩu, hãy đóng gói và bảo quản chuối một cách đúng đắn nhất. Sử dụng túi polyetylen dày 0.4mm để đựng chuối và làm ức chế quá trình chuối chín. Sau khi đã đóng gói xong, tiến hành xếp chuối vào các thùng carton. Các thùng này yêu cầu phải có khả năng chịu lực tốt. Hạn chế được tác động bên ngoài, làm dập nát chuối khi vận chuyển.
Thủ tục xuất khẩu chuối mới nhất
“Xuất khẩu chuối có thủ tục như thế nào?” là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người hiện nay. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc giống vậy thì hãy khám phá ngay dưới đây.
Chuối xuất khẩu có mã HS là bao nhiêu?
Theo quy định quả nhà nước thì mã HS Code của chuối là 0803. Cụ thể từng loại chuối sẽ có mã HS Code khác nhau như:
- Mã Hs Code của chuối ngự: 08039010
- Mã Hs Code của chuối tươi: 08039090
- Mã Hs Code của chuối lá: 08031000
Thuế xuất khẩu của chuối
Theo như kinh nghiệm hơn 10 năm làm thủ tục và vận chuyển hàng hóa đi Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước khác thì thuế xuất khẩu của chuối là 0% và thuế giá trị gia tắng (VAT) cũng 0%.
Thủ tục xuất khẩu chuối mới nhất
Để quá trình xuất khẩu chuối được diễn ra suôn sẽ thì việc tìm hiểu thủ tục xuất khẩu chuối vô cùng quan trọng. Dưới đây là các loại giầy tờ thủ tục xuất khẩu chuối bạn không thê bỏ qua.
- Tờ khai hải quan
- Commercial Invoice
- Sale Contract
- Paking List – Phiếu đóng gói hàng hóa
- Bill of Lading – Vận đơn
- Giấy kiểm dịch thực vật.
- Và những giấy tờ khác tùy vào thị trường mà chuối xuất khẩu đến.
Hướng dẫn đăng ký giấy kiểm dịch thực vật
Giấy kiểm dịch thức vật là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi làm thủ tục xuất khẩu chuối sang thị trường nước ngoài. Loại giấy tờ này giúp chứng minh những lô hàng chuối xuất khẩu không chứa dịch bệnh thực vật có thể gây hại. Dưới đây là các bước làm thủ tục kiểm dịch thực vật mà bạn không thể bỏ qua.
- Bước 1: Tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật tại các cơ quan Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn gần nhất. Lưu ý: Giấy kiểm dịch thực vật cho mỗi lần xuất khẩu sẽ khác nhau.
- Bước 2: Khai báo thông tin lô hàng chuối xuất khẩu qua website Chi Cục Kiểm Dịch Vùng.
- Bước 3: Sau khi đã hoàn tất đăng ký thì cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành lấy mẫu và mang đi kiểm tra.
- Bước 4: Sau khi có kết quả kiểm dịch thì các doanh nghiệp cần nộp đầy đủ hồ sơ và nhận giấy kiểm dịch thực vật.
Bài viết trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn xuất khẩu của chuối mà Vận chuyển Lào Việt muốn gửi đến các bạn. Hi vọng trên những thông tin này sẽ giúp ích được cho các doanh nghiệp xuất khẩu chuối. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0936 377 386 để được hỗ trợ.
>>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Thủ tục nhập khẩu táo đỏ khô
- Xuất khẩu ván ép qua Thái Lan AN TOÀN - 12/05/2025
- Gửi tranh ảnh đi Thái Lan NHANH CHÓNG, AN TOÀN - 03/05/2025
- Gửi đồ thờ cúng sang Thái Lan NHANH CHÓNG - 29/04/2025