Bạn đang muốn kinh doanh trái cây tươi nhập khẩu nhưng chưa rõ về thủ tục nhập khẩu trái cây tươi? Bạn chưa biết phải chuẩn bị các loại hồ sơ giấy tờ như thế nào? Hãy để Vận chuyển Lào Việt giúp bạn tìm hiểu những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Quy định pháp luật về việc nhập khẩu trái cây tươi
Trái cây tươi khi nhập khẩu vào Việt Nam phải:
- Kiểm tra an toàn thực phẩm
- Kiểm dịch thực vật
Dựa trên các quy định:
- Nghị định 15/2018/BNNPTNT
- Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT quy định các mặt hàng kiểm tra an toàn thực phẩm.
- Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT quy định các mặt hàng cần kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
- Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT quy định các mặt hàng phải có giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Tất cả các loại trái cây nhập khẩu đều chịu sự quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì khi làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi
Các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ sau đây để làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi. Việc chuẩn bị các loại hồ sơ này sẽ giúp cho quá trình làm thủ tục nhập khẩu diễn ra một cách thuận lợi hơn.
Một số giấy tờ cần chuẩn bị như sau:
- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Phytosanitary Certificate: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
- Hợp đồng thương mại
- Hoá đơn
- Packing List
- C/O: chứng minh nguồn gốc xuất xứ của trái cây.
- Vận đơn đường biển hoặc các giấy tờ liên quan.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi
Bước 1: Xin giấy phép kiểm dịch thực vật
Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để xin giấy kiểm dịch thực vật:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: bản sao
- Hợp đồng thương mại
- Đơn đăng ký xin cấp giấy kiểm dịch thực vật
Nên xin giấy phép này sau khi ký hợp đồng, để tránh việc mất thời gian và chi phí lưu kho. Đặc biệt đây là trái cây tươi nên cần bảo quản lạnh vì thế chi phí lưu kho thường rất cao.
Bước 2: Đăng ký kiểm dịch thực vật
Trái cây đến cảng sẽ phải đăng ký kiểm dịch thực vật. Để đăng ký kiểm dịch thực vật cần phải, có:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của bên xuất khẩu.
- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
- Bản công bố, tự công bố với mặt hàng đã qua chế biến bao gói sẵn.
- Thông tin về tờ khai hải quan và mã HS Code.
- Packing List: bản sao.
Bước 3: Truyền tờ khai hải quan
Khi đã xin các giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch. Doanh nghiệp cần tiến hành truyền tờ khai hải quan nhập khẩu.
Bước 4: Làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi
Sau khi truyền tờ khai, bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng của hải quan.
- Luồng xanh: Nộp thuế và vận chuyển về kho. Tuy nhiên, trái cây là mặt hàng cần phải kiểm dịch nên sẽ không được xét vào luồng xanh.
- Luồng vàng: Nộp hồ sơ cho hải quan kiểm tra.
- Luồng đỏ: Bạn cũng phải nộp hồ sơ và bị hải quan kiểm tra hàng hoá cùng với việc lấy mẫu của cơ quan kiểm dịch thực vật.
Bước 5: Thông quan và vận chuyển hàng về kho
Sau khi kiểm tra hàng hoá và giấy tờ đúng như đã khai báo. Bạn sẽ nộp thuế nhập khẩu (nếu có). Sau đó nộp lệ phí xin kiểm dịch thực vật rồi đem giấy đó nộp cho hải quan để thông quan. Và tiến hành vận chuyển hàng về kho.
Bài viết là toàn bộ những thông tin về thủ tục nhập khẩu trái cây tươi mà Vận chuyển Lào Việt muốn gửi đến quý vị. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0936 377 386 để được hỗ trợ nhanh chóng!
- Chi tiết về thủ tục nhập khẩu bia mới nhất 2023 - 08/12/2023
- Tiêu chuẩn xuất khẩu xoài tươi mới nhất 2023 - 08/12/2023
- Thủ tục xuất khẩu cà phê và 3 lưu ý không thể bỏ qua - 08/12/2023